Saturday, October 13, 2012

Tần Thủy Hoàng-Người sáng lập Tập quyền Trung ương


Tần Thủy Hoàng, tên Doanh Chính, là hoàng đế sáng lập ra triều đại Nhà Tần. Đến cuối thời chiến quốc, thực lực của nước Tần trở nên mạnh nhất, đã có đủ điều kiện để trinh phục 6 nước phương đông. Tần Doanh Chính khi đăng quang do tuổi nhỏ nên do Tương Quốc Lã Bất Vi phụ trách điều hành công việc triều chính. Mãi đến năm 238 trước công nguyên, Doanh Chính mới quản lý công việc nhà nước, bãi miễn chức vụ tương quốc của Lã Bất Vi và trọng dụng Úy Liêu, Lý Tư...Từ năm 236 đến 221 trước công nguyên, nước Tần lần lượt trinh phục 6 nước khác là Tề, Sở, Hàn, Yên, Ngụy và Triệu, kết thúc thời đại chiến quốc các nước Chư hầu cát cứ và thành lập Triều đại Nhà Tần, một quốc gia thống nhất, gồm nhiều dân tộc theo chế độ tập quyền trung ương chuyên chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
  Năm 221 trước công nguyên, Doanh Chính xưng đế là Thủy Hoàng. Ông bãi bỏ chế độ phân phong trong phạm vi cả nước mà thay bằng chế độ quận, huyện; thành lập bộ máy quan liêu đồng bộ từ trung ương đến quận, huyện dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hoàng đế. Hấp thu một số điều luật của 6 nước lấy luật pháp vốn có của nước Tần làm nền tảng, ấn định và ban hành luật pháp thống nhất. Di dời các qúi tộc, phú hào của 6 nước trước đây tới vùng Quan trung, Ba Thục nhằm phòng ngừa họ tiến hành hoạt động ly khai. Ban hành sắc lệnh cấm dân gian cất giấu vũ khí, tiêu hủy những vũ khí thu hồi.
  Về mặt kinh tế đã thi hành chính sách coi trọng nông nghiệp, kiềm chế buôn bán, nâng đỡ chế độ tư hữu đất đai phong kiến phát triển. Năm 216 trước công nguyên ra lệnh cho các địa chủ và nông dân có đất riêng miễn là khai báo số lương đất với triều đình, đóng thuế khóa thì quyền sở hữu đất đai sẽ được triều đình công nhận và bảo hộ, qua đó đã xác định chế độ tư hữu đất đai. Thống nhất chế độ đo lường trong cả nước trên cơ sơ hệ thống đo lường của thời chiến quốc. Thống nhất chế độ tiền tệ trong cả nước. Để phát triển giao thông thủy bộ, lại thi hành “xe cùng đường”, xây dựng đường từ Hàm Dương tới khu vực Yên, Tề và Ngô, Sở, cũng như từ Hàm Dương tới Cửu Nguyên tức vùng Nội Mông ngày nay; mở đường ở vùng tây nam rộng tới 5 thước, đào các kênh mương nối thông Tương Giang và Ly Giang.
  Về mặt văn hóa tư tưởng, ấn định chữ Triện trên cơ sở nền tảng văn tự thông hành của nhà Tần, phổ biến ra toàn quốc. Còn tăng thêm các biện pháp cực hình. Năm 212 trước công nguyên, ra lệnh tiêu hủy các loại sách, cấm mở trường tư thục. Sau do Hậu sinh, Lư sinh bỏ trốn và Tần Thủy Hoàng mong tìm thuốc trường sinh bất lão nên có hơn 400 nho sinh, phương sĩ bị liên lụy và toàn bộ ̣ đều bị chôn giết, đây chính là điển tích “đốt sách chôn nho” nổi tiếng trong lịch sử.
  Sau khi Tần Thủy Hoàng đăng quang đã cử đại tướng Mông Quát dẫn quân đáng quân Hung Nô, và nối trường thành ở biên giới phía bắc của ba nước Tần, Triệu và Yên thời chiến quốc lại với nhau, xây dựng vạn lý trường thành từ Lâm Triệu ở phía tây tức Huyện Mẫn Cam Túc ngày nay tới Liêu đông ở phía đông. Việc xây dựng trường thành đã đóng vai trò phòng thủ quan trọng trước sự thiện chiến về cung tên của Hung nô, tăng cường một bước ách thống trị của Triều đại nhà Tần, ổn định vùng biên cương. Sau khi trinh phục khu vực Bạch Việt, đã thành lập các quận Quế Lâm, Quận Tượng, Nam Hải...Đến cuối nhà Tần, số quận đã từ 36 quận thời ban đầu tăng lên tới hơn 40 quận.
  Sau khi thống nhất 6 nước, Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng Cung A-Phòng và khu mộ Lệ Sơn hào hoa, lần lượt có 5 cuộc ngoạn du, đến đầu đều khắc đá, cầu thần. Để có được loại thuốc trường sinh bất lão, Tần Thủy Hoàng đã tử phương sĩ Từ tức Từ Phúc dẫn vài nghìn nam đồng nữ đồng ra biển đông cầu thần...tiêu tốn sức người, sức của, tăng thêm gánh nặng cho nhân dân. Tháng 7 năm 210 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng chết vì bệnh.
Tags:Tần Thủy Hoàng,Người sáng lập,Tập quyền,Trung ương

0 nhận xét:

Post a Comment