Hòa Thân tên chữ là Chí Trai, họ Nữu Cô Lộc, người dân tộc Mãn ở đất chính Hồng Kỳ. Nổi tiếng là người thông minh tài trí, hiểu rộng biết nhiều, khéo mồm khéo miệng.
Suốt 30 năm làm quan dưới triều Càn Long, Hòa Thân thâu tóm quyền lực, khuynh loát triều chính đạt đến vị trí ở dưới một người nhưng trên muôn người. Không chỉ thâu tóm quyền lực, Hòa Thân còn là kẻ tham nhũng số một Trung Quốc và thế giới ở mọi thời đại.
Phủ Hòa Thân nằm trên phố Nguyên Soái - khu phố cư ngụ của các tướng tĩnh cao cấp của nước CHND Trung Hoa, nay trở thành địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn của hàng triệu du khách trong và ngoài nước khi đến thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc.
Tiền của như núi, quyền hành nghiêng trời lệch đất nên Hòa Thân muốn gì được nấy. Là người thông minh, yêu thơ văn, Hòa Thân cho xây dựng nơi của mình như cung Ninh Thọ, vườn Viên Minh của các hoàng đế nhà Thanh. Phủ Hòa Thân không thua gì cung vua, chỉ khác là quy mô nhỏ hơn mà thôi. Kiến trúc của phủ tuân thủ nghiêm ngặt luật phong thủy “tiền thủy hậu sơn” - trước là hồ nước phía sau dựa vào thế núi. Bao bọc quanh phủ và hai bên lối đi được quây bằng những phiến đá, sắp xếp cực kỳ kỳ thú ngoạn mục. Kiểu kiến trúc, cách bài trí đủ nói lên chủ nhân của nó là người có con mắt thẩm mỹ, một tay chơi sành điệu. Cổng ngoài thật đơn sơ, khiêm nhường. Bên trong cổng là nhà kho dài 100 m với 120 cửa sổ kiểu dáng khác nhau phô bày sự giàu có của gia chủ, là nơi chứa vàng bạc châu báu, ngà voi, da thú quý, đồ thủy tinh, gốm sứ cổ, vải vóc quý của các vùng miền và nước ngoài... Hòa Thân là người giỏi và thích thơ văn, cho xây một cái quán nhỏ, nền quán khắc chìm chữ phúc rồi dẫn nước vào cho liên tục chảy qua. Chủ nhân rót rượu đầy chén thả xuống dòng nước, chén rượu trôi theo dòng dừng ở đâu và gần ai thì người đó phải đọc một bài thơ rồi mới được cạn chén. Hòa Thân còn cho xây ký viện khang trang để mời bạn bè, quan khách thưởng thức nghệ thuật. Trung tâm phủ có một tòa lầu dựng trên đồi là nơi Hòa Thân ngắm trăng, ngâm thơ, đọc sách. Toàn bộ phủ rợp bóng cây xanh cổ thụ, điểm xuyết những khóm trúc, những bụi hoa tường vi màu hồng phấn và hành lang hun hút được trang trí họa hệt vườn Viên Minh thu nhỏ. Dọc hành lang có một lối đi dốc không có bậc, biểu thị cho con đường hoạn lộ thăng quan tiến chức của Hòa Thân luôn hanh thông vượng khí. Hòa Thân là tay chơi có hạng. Vào thời đó, duy nhất Hòa Thân dám cho xây trong phủ của mình một cái cổng theo kiểu phương Tây, hoàng đế Càn Long cũng không thể có. Để bảo vệ cho địa vị và gia sản của mình bền vững lâu dài, Hòa Thân chiếm được phiến đá có thủ bút đề chữ “phúc” của Càn Long làm của riêng. Y coi phiến đá thiêng liêng như bùa hộ mệnh, đem cất giấu kỹ trong hang dưới tòa lầu ngâm thơ đọc sách. Tấm bia vẫn đặt trong hang cho du khách chiêm bái.
Suốt 30 năm làm quan dưới triều Càn Long, Hòa Thân thâu tóm quyền lực, khuynh loát triều chính đạt đến vị trí ở dưới một người nhưng trên muôn người. Không chỉ thâu tóm quyền lực, Hòa Thân còn là kẻ tham nhũng số một Trung Quốc và thế giới ở mọi thời đại.
Phủ Hòa Thân nằm trên phố Nguyên Soái - khu phố cư ngụ của các tướng tĩnh cao cấp của nước CHND Trung Hoa, nay trở thành địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn của hàng triệu du khách trong và ngoài nước khi đến thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc.
Tiền của như núi, quyền hành nghiêng trời lệch đất nên Hòa Thân muốn gì được nấy. Là người thông minh, yêu thơ văn, Hòa Thân cho xây dựng nơi của mình như cung Ninh Thọ, vườn Viên Minh của các hoàng đế nhà Thanh. Phủ Hòa Thân không thua gì cung vua, chỉ khác là quy mô nhỏ hơn mà thôi. Kiến trúc của phủ tuân thủ nghiêm ngặt luật phong thủy “tiền thủy hậu sơn” - trước là hồ nước phía sau dựa vào thế núi. Bao bọc quanh phủ và hai bên lối đi được quây bằng những phiến đá, sắp xếp cực kỳ kỳ thú ngoạn mục. Kiểu kiến trúc, cách bài trí đủ nói lên chủ nhân của nó là người có con mắt thẩm mỹ, một tay chơi sành điệu. Cổng ngoài thật đơn sơ, khiêm nhường. Bên trong cổng là nhà kho dài 100 m với 120 cửa sổ kiểu dáng khác nhau phô bày sự giàu có của gia chủ, là nơi chứa vàng bạc châu báu, ngà voi, da thú quý, đồ thủy tinh, gốm sứ cổ, vải vóc quý của các vùng miền và nước ngoài... Hòa Thân là người giỏi và thích thơ văn, cho xây một cái quán nhỏ, nền quán khắc chìm chữ phúc rồi dẫn nước vào cho liên tục chảy qua. Chủ nhân rót rượu đầy chén thả xuống dòng nước, chén rượu trôi theo dòng dừng ở đâu và gần ai thì người đó phải đọc một bài thơ rồi mới được cạn chén. Hòa Thân còn cho xây ký viện khang trang để mời bạn bè, quan khách thưởng thức nghệ thuật. Trung tâm phủ có một tòa lầu dựng trên đồi là nơi Hòa Thân ngắm trăng, ngâm thơ, đọc sách. Toàn bộ phủ rợp bóng cây xanh cổ thụ, điểm xuyết những khóm trúc, những bụi hoa tường vi màu hồng phấn và hành lang hun hút được trang trí họa hệt vườn Viên Minh thu nhỏ. Dọc hành lang có một lối đi dốc không có bậc, biểu thị cho con đường hoạn lộ thăng quan tiến chức của Hòa Thân luôn hanh thông vượng khí. Hòa Thân là tay chơi có hạng. Vào thời đó, duy nhất Hòa Thân dám cho xây trong phủ của mình một cái cổng theo kiểu phương Tây, hoàng đế Càn Long cũng không thể có. Để bảo vệ cho địa vị và gia sản của mình bền vững lâu dài, Hòa Thân chiếm được phiến đá có thủ bút đề chữ “phúc” của Càn Long làm của riêng. Y coi phiến đá thiêng liêng như bùa hộ mệnh, đem cất giấu kỹ trong hang dưới tòa lầu ngâm thơ đọc sách. Tấm bia vẫn đặt trong hang cho du khách chiêm bái.
Phủ Hòa Thân bây giờ khác nhiều so với thời Hòa Thân làm chủ. Khi bị Gia Khánh khép đại tội, phủ bị tịch thu và giao cho một vị vương tôn quản lý; chủ mới ắt sẽ không giữ nguyên dáng vẻ xưa của công trình mà chủ của nó đã dày công tạo ra. Trải qua biến thiên lịch sử, nhất là thời kỳ cách mạng văn hóa, nếu không có Thủ tướng Chu Ân Lai sáng suốt bảo hộ thì công trình này cũng đã bị Hồng Vệ binh “làm thịt” từ lâu rồi, vì đây là di tích của chế độ phong kiến và nhất là chủ nhân của nó lại là kẻ tham nhũng số một trong lịch sử Trung Quốc và nhân loại. May mắn điều đó đã không xảy ra, và chúng ta có diễm phúc được tham quan công trình kiến trúc hấp dẫn và thú vị ấy.
Ảnh 1: Giám Đốc NVViệt chụp lưu niệm tại cổng phủ Hòa Thân.
Ảnh 2: Sơ đồ phủ Hòa Thân
Ảnh 3: Sơ đồ chụp theo "góc độ" khác
Ảnh 4: Người Trung Quốc, người Tây tham quan rất đông
Một số ảnh chụp lưu niệm tại Bắc Kinh
Ảnh 5:
Chắc hẳn chúng ta không ai lạ gì nhân vật Hòa Thân_một viên tham quan dưới triều vua Càn Long qua các bộ phim dã sử của TQ. Và dưới đây là 1 số hình ảnh chụp trong phủ Hòa Thân:
Trong khuôn viên phủ của mình, Hòa Thân cho xây một hồ nước có hình con dơi, vì trong tiếng Trung "con dơi" có phát âm giống với từ "phúc".(Ở góc chụp này nhìn mãi mà ko ra hình con dơi thì fai )
Đây là phía sau gian nhà 2 tầng gồm 20 phòng Hòa Thân dùng để cất giữ vàng bạc châu báu mà mình tham ô được. Mọi người đều thấy các ô cửa sổ của mỗi phòng đều không giống nhau, mục đích chính là để chỉ cần nhìn vào cửa sổ Hòa Thân sẽ biết ngay được căn phòng đó chứa báu vật gì
Và đây là dung nhan thực sự của Hòa Thân (đội mũ đỏ)_người nổi tiếng với câu nói :" Thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì mà Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có"
Trong khuôn viên phủ của mình, Hòa Thân cho xây một hồ nước có hình con dơi, vì trong tiếng Trung "con dơi" có phát âm giống với từ "phúc".(Ở góc chụp này nhìn mãi mà ko ra hình con dơi thì fai )
Đây là phía sau gian nhà 2 tầng gồm 20 phòng Hòa Thân dùng để cất giữ vàng bạc châu báu mà mình tham ô được. Mọi người đều thấy các ô cửa sổ của mỗi phòng đều không giống nhau, mục đích chính là để chỉ cần nhìn vào cửa sổ Hòa Thân sẽ biết ngay được căn phòng đó chứa báu vật gì
Và đây là dung nhan thực sự của Hòa Thân (đội mũ đỏ)_người nổi tiếng với câu nói :" Thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì mà Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có"
Tags:Phủ,hòa thân
0 nhận xét:
Post a Comment