Ở Mỹ, người ta bắt đầu nói nhiều đến mafia Nga vào những năm 80 của thế kỷ 20. Thuật ngữ “mafia Nga” ở đây được dùng để ám chỉ những tên tội phạm nhập cư từ các nước thuộc Liên Xô cũ vào Mỹ, với thành phần chủ yếu là người Do Thái.
Để chuộc lại lỗi lầm của mình và trấn an dư luận Mỹ, năm 1995, FBI đã “ăn mừng” hoành tráng chiến thắng của mình trước mafia Nga bằng việc tống giam tên tội phạm gốc Nga Viacheslav Ivankov. Ivankov có ảnh hưởng lớn đến giới tội phạm trong và ngoài biên giới Nga, nhưng hắn không phải là kẻ cầm đầu các băng đảng mafia Nga tại Mỹ. Vì vậy, việc bắt giữ Ivankov không thay đổi được nhiều tình hình mafia Nga tại Mỹ.
Sau khi bắt giữ Ivankov, năm 1997, FBI tiếp tục bắt giam Ludvic Franberg với biệt danh Tarzan. Hắn bị cáo buộc hàng loạt tội danh. Đáng kinh ngạc nhất trong bản luận tội hắn chính là kế hoạch mua 1 tàu ngầm ở Kronstadt (cảng biển ở gần thành phố Saint Petersburg Liên Bang Nga) để chở cocain từ Colombia đến vùng bờ biển phía tây Hoa Kỳ. Ngoài ra, Franberg còn bị cáo buộc các tội: đầu cơ thuốc lá, rửa tiền, dùng điện thoại di động với số giả, dẫn gái mại dâm, buôn rượu lậu, dùng tiền giả và âm mưu chở đến Saint Petersburg cocain được giấu trong các thùng tôm đông lạnh.
Trước đó, Tarzan đã giúp tên trùm buôn lậu ma tuý người Colombia Pablo Escobar (kẻ đã bị giết) mua 6 trực thăng chiến đấu của Nga để chuyên chở nguyên liệu tạo nên các chất gây nghiện đến các phòng thí nghiệm được xây dựng sâu trong rừng. Kẻ tố giác Tarzan là bạn thân của hắn, 1 tên mafia Nga khét tiếng khác - Grigori Roisis - với biệt danh “kẻ ăn thịt người”. Roisis bị bắt vào năm 1992 vì tội buôn lậu heroin từ Thái Lan vào Mỹ và đã đồng ý hợp tác giúp đỡ viện kiểm sát New York.
Năm 2006, các phương tiện thông tin đại chúng tại Mỹ tiếp tục xôn xao vì các tội ác mới của mafia Nga. Cảnh sát New York, với sự giúp đỡ của chính quyền Ukraine, đã bắt giữ 2 tên tội phạm có máu mặt là Monia Elson và Leonid Roitman. Chúng bị buộc tội ám sát 2 thương gia nổi tiếng người Ukraine – 2 anh em sinh đôi Konstantinovski.
Thành phần chủ yếu của mafia Nga tại Mỹ là người Do Thái. Vậy còn ở các nước khác trên thế giới thì sao? Trong bài báo “Hoạt động kinh doanh của mafia Nga” được đăng trên nhật báo của Đức Suddeutsche Zeitung, Rudolf Himelli đã dẫn ra số liệu được Interpol cung cấp về số lượng các tổ chức xã hội đen trên thế giới. Theo số liệu này, hiện nay, số lượng mafia Ý là 70 ngàn tên, mafia Mỹ Cosa Nostra là 40 ngàn tên, mafia Nhật Yakudza là 37 ngàn tên. Số lượng mafia được Interpol xác định là trên 160 ngàn tên. Thành phần sắc tộc của mafia Nga theo Interpol rất đa dạng: không chỉ có người Nga mà còn có người Ukraine, các dân tộc vùng núi Caucas, vùng Trung Á và và các quốc gia vùng biển Ban tích.
“Mafia Nga” thật
Nga tất nhiên không tán thành với cách “phân loại” mafia Nga của Interpol và các nước phương Tây. Họ cho rằng không thể gọi bất cứ tổ chức tội phạm quốc tế nào nói tiếng Nga hay đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ là “mafia Nga”. Cách gọi như vậy là đánh đồng nước Nga hiện tại với Liên bang Xô Viết trước đây và bỏ qua những khác biệt cơ bản về địa lý, về sắc tộc. Nhiều trùm tội phạm mà phương Tây gọi là “mafia Nga” thực chất không hề có quốc tịch Nga. Chúng đến từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Armenia, Belarus, Gruzia….
Các chuyên gia về tội phạm của Nga cho biết, chỉ các tổ chức tội phạm đến từ nước Nga hiện tại, những tên tội phạm có quốc tịch Nga mới nên được gọi là mafia Nga. Nhưng ngay cả khi đã “thu nhỏ” phạm vi phân loại lại thì họ vẫn phải thừa nhận tính chất đặc biệt nguy hiểm của các tổ chức mafia Nga. Các chuyên gia này cho rằng đã đến lúc chính quyền Nga không thể thờ ơ trước những dữ liệu về các băng nhóm xã hội đen Nga do các nước khác cung cấp. Ví dụ như thống kê về các vụ phạm tội của người nước ngoài tại Cộng hòa Liên bang Đức năm 2009. Thống kê này cho thấy công dân Nga đứng thứ 5 trong số những người nước ngoài phạm tội nhiều nhất tại Đức với 16438 vụ. 1 con số đáng lo ngại!
Số lượng đã vậy, tính chất nghiêm trọng của những “phi vụ” có mafia Nga tham gia cũng gây sốc với Interpol. Đầu tháng 2 năm 2009, cơ quan chống mafia thuộc lực lượng cảnh sát Italia thông báo đã triệt hạ được 1 đường dây buôn lậu vũ khí vào Iraq của 1 nhóm tội phạm quốc tế. Nhóm tội phạm này có mạng lưới tại Nga, Libi, Trung Quốc và trên đảo Malta. Khi bị bắt, chúng đang âm mưu vận chuyển 500 ngàn khẩu AKM cùng 10 triệu băng đạn mua ở Trung Quốc vào Iraq.
Vai trò quan trọng của mafia Nga trong thế giới ngầm đã được kiểm chứng, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận mối đe doạ tiềm tàng của các tổ chức tội phạm này. Số lượng các băng nhóm xã hội đen của Nga không hề cho thấy dấu hiệu suy giảm. Thống kê của Bộ Nội vụ Nga cho thấy, trên lãnh thổ Liên bang Nga hiện nay có khoảng hơn 450 băng nhóm tội phạm có tổ chức đang hoạt động với số lượng khoảng 12 ngàn tên. Các băng nhóm này có thể chia ra làm 3 cấp bậc: cấp quốc tế, cấp liên vùng và cấp địa phương. Theo Vladimir Ovchinski – cựu lãnh đạo Interpol Nga, số lượng mafia Nga hiện tại phải vượt quá nhiều lần con số 12 ngàn, bởi số lượng tội phạm kinh tế ở Nga đang có chiều hướng gia tăng. Mafia kinh tế của Nga ngày càng được tổ chức một cách tinh vi và phức tạp hơn.
Các tổ chức xã hội đen của Nga có liên hệ chặt chẽ với các tổ chức tội phạm lớn khác trên thế giới và đã trở thành 1 phần không tách rời của “thế giới ngầm” đa quốc gia. “Thế giới ngầm” này được gắn kết bởi các nguồn tài chính chung và 1 cơ cấu tổ chức thống nhất. Nếu miêu tả mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội đen của châu Âu, châu Á và châu Mỹ bằng hình ảnh thì chúng ta sẽ nhận được 1 cuộn len lớn với các sợi len chằng chịt, cuốn chặt vào nhau. Đó là 1 thế giới tồn tại song song, nhưng lại tách rời với thế giới của chúng ta.
Theo số liệu của cảnh sát New York, tổ chức tội phạm “nói tiếng Nga” ở Mỹ đã nhiều lần thay “lãnh đạo”. Vào những năm 70, cầm đầu tổ chức là tên Evsei Agron. Sau khi Agron bị giết vào năm 1985, Marat Balagula lên nắm quyền. Khi tên này bị bắt vào năm 1989 thì mafia Nga ở Mỹ được lãnh đạo bởi Boris Haifeild – kẻ sau này cũng bị bắt vào năm 1994.
“Mafia Nga” giả
Năm 2000, Robert Fridman xuất bản cuốn sách “Mafia đỏ: Giới tội phạm Nga đã xâm chiếm nước Mỹ như thế nào?”. Khi bình luận về sự thờ ơ của FBI và các cơ quan cảnh sát khác của Mỹ trong việc triệt phá các tổ chức mafia Nga, ông đã viết: "Nói chung các cơ quan điều hành luật pháp Mỹ ở cả cấp trung ương cũng như ở các bang đều không nhiệt tình giải quyết vấn đề tội phạm người Nga, mà lại dồn sức lực và sự quan tâm vào các băng đảng xã hội đen của Italia.
Tổ chức tội phạm Nga ở Mỹ có thành phần chủ yếu là người Do Thái. Mà người Do Thái là thành phần chính trị rất nhạy cảm ở Mỹ, đặc biệt là ở New York. Fridman chỉ ra rằng, các tổ chức Do Thái có thế lực đã gây sức ép lên cảnh sát để họ không quá “chặt chẽ và hà khắc” với các tổ chức tội phạm người Do Thái. Những tổ chức Do Thái này cho rằng sự công khai các cuộc điều tra và các vụ bắt bớ những băng đảng tội phạm loại này sẽ làm tăng làn sóng kì thị người Do Thái và gây nên sự phản ứng của công luận Mỹ với dòng người tị nạn Do Thái từ Liên Xô cũ vào Mỹ. Tuy nhiên, theo Fridman, ngay cả sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, các tổ chức Do Thái vẫn tiếp tục các cuộc vận động hành lang với Bộ Tư pháp nhằm giảm thiểu mối đe doạ cho các tổ chức tội phạm từ Nga.
“Mafia Nga” giả
Năm 2000, Robert Fridman xuất bản cuốn sách “Mafia đỏ: Giới tội phạm Nga đã xâm chiếm nước Mỹ như thế nào?”. Khi bình luận về sự thờ ơ của FBI và các cơ quan cảnh sát khác của Mỹ trong việc triệt phá các tổ chức mafia Nga, ông đã viết: "Nói chung các cơ quan điều hành luật pháp Mỹ ở cả cấp trung ương cũng như ở các bang đều không nhiệt tình giải quyết vấn đề tội phạm người Nga, mà lại dồn sức lực và sự quan tâm vào các băng đảng xã hội đen của Italia.
Tổ chức tội phạm Nga ở Mỹ có thành phần chủ yếu là người Do Thái. Mà người Do Thái là thành phần chính trị rất nhạy cảm ở Mỹ, đặc biệt là ở New York. Fridman chỉ ra rằng, các tổ chức Do Thái có thế lực đã gây sức ép lên cảnh sát để họ không quá “chặt chẽ và hà khắc” với các tổ chức tội phạm người Do Thái. Những tổ chức Do Thái này cho rằng sự công khai các cuộc điều tra và các vụ bắt bớ những băng đảng tội phạm loại này sẽ làm tăng làn sóng kì thị người Do Thái và gây nên sự phản ứng của công luận Mỹ với dòng người tị nạn Do Thái từ Liên Xô cũ vào Mỹ. Tuy nhiên, theo Fridman, ngay cả sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, các tổ chức Do Thái vẫn tiếp tục các cuộc vận động hành lang với Bộ Tư pháp nhằm giảm thiểu mối đe doạ cho các tổ chức tội phạm từ Nga.
Một tổ chức mafia khét tiếng ở Nga (Nguồn: Crystalkiss) |
Để chuộc lại lỗi lầm của mình và trấn an dư luận Mỹ, năm 1995, FBI đã “ăn mừng” hoành tráng chiến thắng của mình trước mafia Nga bằng việc tống giam tên tội phạm gốc Nga Viacheslav Ivankov. Ivankov có ảnh hưởng lớn đến giới tội phạm trong và ngoài biên giới Nga, nhưng hắn không phải là kẻ cầm đầu các băng đảng mafia Nga tại Mỹ. Vì vậy, việc bắt giữ Ivankov không thay đổi được nhiều tình hình mafia Nga tại Mỹ.
Sau khi bắt giữ Ivankov, năm 1997, FBI tiếp tục bắt giam Ludvic Franberg với biệt danh Tarzan. Hắn bị cáo buộc hàng loạt tội danh. Đáng kinh ngạc nhất trong bản luận tội hắn chính là kế hoạch mua 1 tàu ngầm ở Kronstadt (cảng biển ở gần thành phố Saint Petersburg Liên Bang Nga) để chở cocain từ Colombia đến vùng bờ biển phía tây Hoa Kỳ. Ngoài ra, Franberg còn bị cáo buộc các tội: đầu cơ thuốc lá, rửa tiền, dùng điện thoại di động với số giả, dẫn gái mại dâm, buôn rượu lậu, dùng tiền giả và âm mưu chở đến Saint Petersburg cocain được giấu trong các thùng tôm đông lạnh.
Trước đó, Tarzan đã giúp tên trùm buôn lậu ma tuý người Colombia Pablo Escobar (kẻ đã bị giết) mua 6 trực thăng chiến đấu của Nga để chuyên chở nguyên liệu tạo nên các chất gây nghiện đến các phòng thí nghiệm được xây dựng sâu trong rừng. Kẻ tố giác Tarzan là bạn thân của hắn, 1 tên mafia Nga khét tiếng khác - Grigori Roisis - với biệt danh “kẻ ăn thịt người”. Roisis bị bắt vào năm 1992 vì tội buôn lậu heroin từ Thái Lan vào Mỹ và đã đồng ý hợp tác giúp đỡ viện kiểm sát New York.
Năm 2006, các phương tiện thông tin đại chúng tại Mỹ tiếp tục xôn xao vì các tội ác mới của mafia Nga. Cảnh sát New York, với sự giúp đỡ của chính quyền Ukraine, đã bắt giữ 2 tên tội phạm có máu mặt là Monia Elson và Leonid Roitman. Chúng bị buộc tội ám sát 2 thương gia nổi tiếng người Ukraine – 2 anh em sinh đôi Konstantinovski.
Thành phần chủ yếu của mafia Nga tại Mỹ là người Do Thái. Vậy còn ở các nước khác trên thế giới thì sao? Trong bài báo “Hoạt động kinh doanh của mafia Nga” được đăng trên nhật báo của Đức Suddeutsche Zeitung, Rudolf Himelli đã dẫn ra số liệu được Interpol cung cấp về số lượng các tổ chức xã hội đen trên thế giới. Theo số liệu này, hiện nay, số lượng mafia Ý là 70 ngàn tên, mafia Mỹ Cosa Nostra là 40 ngàn tên, mafia Nhật Yakudza là 37 ngàn tên. Số lượng mafia được Interpol xác định là trên 160 ngàn tên. Thành phần sắc tộc của mafia Nga theo Interpol rất đa dạng: không chỉ có người Nga mà còn có người Ukraine, các dân tộc vùng núi Caucas, vùng Trung Á và và các quốc gia vùng biển Ban tích.
“Mafia Nga” thật
Nga tất nhiên không tán thành với cách “phân loại” mafia Nga của Interpol và các nước phương Tây. Họ cho rằng không thể gọi bất cứ tổ chức tội phạm quốc tế nào nói tiếng Nga hay đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ là “mafia Nga”. Cách gọi như vậy là đánh đồng nước Nga hiện tại với Liên bang Xô Viết trước đây và bỏ qua những khác biệt cơ bản về địa lý, về sắc tộc. Nhiều trùm tội phạm mà phương Tây gọi là “mafia Nga” thực chất không hề có quốc tịch Nga. Chúng đến từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Armenia, Belarus, Gruzia….
Các chuyên gia về tội phạm của Nga cho biết, chỉ các tổ chức tội phạm đến từ nước Nga hiện tại, những tên tội phạm có quốc tịch Nga mới nên được gọi là mafia Nga. Nhưng ngay cả khi đã “thu nhỏ” phạm vi phân loại lại thì họ vẫn phải thừa nhận tính chất đặc biệt nguy hiểm của các tổ chức mafia Nga. Các chuyên gia này cho rằng đã đến lúc chính quyền Nga không thể thờ ơ trước những dữ liệu về các băng nhóm xã hội đen Nga do các nước khác cung cấp. Ví dụ như thống kê về các vụ phạm tội của người nước ngoài tại Cộng hòa Liên bang Đức năm 2009. Thống kê này cho thấy công dân Nga đứng thứ 5 trong số những người nước ngoài phạm tội nhiều nhất tại Đức với 16438 vụ. 1 con số đáng lo ngại!
Trùm mafia Nga Vyacheslav Ivankov. (Ảnh: people.ru) |
Số lượng đã vậy, tính chất nghiêm trọng của những “phi vụ” có mafia Nga tham gia cũng gây sốc với Interpol. Đầu tháng 2 năm 2009, cơ quan chống mafia thuộc lực lượng cảnh sát Italia thông báo đã triệt hạ được 1 đường dây buôn lậu vũ khí vào Iraq của 1 nhóm tội phạm quốc tế. Nhóm tội phạm này có mạng lưới tại Nga, Libi, Trung Quốc và trên đảo Malta. Khi bị bắt, chúng đang âm mưu vận chuyển 500 ngàn khẩu AKM cùng 10 triệu băng đạn mua ở Trung Quốc vào Iraq.
Vai trò quan trọng của mafia Nga trong thế giới ngầm đã được kiểm chứng, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận mối đe doạ tiềm tàng của các tổ chức tội phạm này. Số lượng các băng nhóm xã hội đen của Nga không hề cho thấy dấu hiệu suy giảm. Thống kê của Bộ Nội vụ Nga cho thấy, trên lãnh thổ Liên bang Nga hiện nay có khoảng hơn 450 băng nhóm tội phạm có tổ chức đang hoạt động với số lượng khoảng 12 ngàn tên. Các băng nhóm này có thể chia ra làm 3 cấp bậc: cấp quốc tế, cấp liên vùng và cấp địa phương. Theo Vladimir Ovchinski – cựu lãnh đạo Interpol Nga, số lượng mafia Nga hiện tại phải vượt quá nhiều lần con số 12 ngàn, bởi số lượng tội phạm kinh tế ở Nga đang có chiều hướng gia tăng. Mafia kinh tế của Nga ngày càng được tổ chức một cách tinh vi và phức tạp hơn.
Các tổ chức xã hội đen của Nga có liên hệ chặt chẽ với các tổ chức tội phạm lớn khác trên thế giới và đã trở thành 1 phần không tách rời của “thế giới ngầm” đa quốc gia. “Thế giới ngầm” này được gắn kết bởi các nguồn tài chính chung và 1 cơ cấu tổ chức thống nhất. Nếu miêu tả mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội đen của châu Âu, châu Á và châu Mỹ bằng hình ảnh thì chúng ta sẽ nhận được 1 cuộn len lớn với các sợi len chằng chịt, cuốn chặt vào nhau. Đó là 1 thế giới tồn tại song song, nhưng lại tách rời với thế giới của chúng ta.
Tags:Mafia Nga,Truyền thuyết,hiện thực
0 nhận xét:
Post a Comment