Qua những lần chăm sóc bệnh nhân, cô gái thầm nuôi trong mình một tình yêu dành cho chàng trai. Nhưng khi cô chủ động nói lời yêu lại bị từ chối phũ phàng, bởi chàng trai cũng vì quá yêu nữ y tá nên không muốn mình là “của nợ” trong cuộc đời cô.
Câu chuyện tình từng gây rúng động xứ Nghệ mà chúng tôi muốn nói tới đó là giữa cô y tá Hà Thành Đinh Thị Hòa và chàng trai mang trong mình chất độc da cam đioxin Nguyễn Văn Hà ở xã Hưng Lộc, TP. Vinh, Nghệ An.
Đám cưới của đôi bạn trẻ này diễn ra vào mùa thu năm 2009 được xem là đám cưới độc nhất vô nhị ở thành Vinh khi có hàng ngàn người đón dâu và tới chúc mừng hạnh phúc hai bạn. Họ hầu hết là những vị khách “không mời mà đến”, vì cảm động trước chuyện tình “không tưởng” của hai người nên đến chia vui…
Mặc dù không được chứng kiến ngày vu quy của họ nhưng khi nghe kể lại khiến tôi cũng rơi nước mắt. Trong thâm tâm, tôi quyết tâm sẽ một lần đến thăm gia đình đôi vợ chồng ấy để nói một câu: chúc mừng.
Nỗi đau của di chứng chiến tranh
Trong tiết trời se se lạnh của đầu Đông, tôi lần theo tỉnh lộ 535 tìm về nhà ông Nguyễn Văn Đình ở xã Hưng Lộc, TP. Vinh nơi đôi bạn trẻ Hà – Hòa đang sinh sống.
Mặc dù nhà ông Đình nằm sâu trong xóm nhỏ, cách đường lớn cả mấy cây số nhưng tôi không mất nhiều thời gian để tìm đến đúng địa chỉ. “Bác ơi, chú ơi cho cháu hỏi đường về nhà ông Đình có con trai là Hà bị chất độc da cam ở đâu nhỉ?", "Chú đến đó làm gì vậy, thằng Hà thì ở khu này ai mà chả biết, cái ngày đám cưới nó cả TP. Vinh này đến chúc mừng đấy. Để tôi dẫn chú vào tận nơi".
Căn nhà ngói ba gian hướng mặt ra cánh đồng lúa mênh mông hiện ra trước mặt tôi. “Đấy nhà ông Đình đấy, chú vào đi, gia đình họ tuy còn vất vả nhưng sống hạnh phúc lắm. Ông Đình tốt phúc thật, có cô con dâu mà nhà nào cũng muốn được như thế”, bác dẫn đường cho tôi nói thế rồi quay trở lại quán sửa xe của mình.
Từ từ dắt xe vào ngõ, tôi được một người đàn ông đầu hói, mái tóc hoa râm ra đon đả mời vào nhà. Ông là Nguyễn Văn Đình, bố của Hà.
Bên ấm nước chè xanh vừa nấu tỏa hơi thơm lừng, tôi được ông Đình kể cho nghe một thời oanh liệt ông từng trải qua.
Năm 1968, cũng như bao thanh niên khác, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại chiến trường Bình – Trị - Thiên khói lửa, đường 9 Nam Lào.
Hòa bình lập lại, người lính trẻ Nguyễn Văn Đình trở về quê hương lập nghiệp và xây dựng gia đình. Hai năm sau ngày cưới, hai vợ chồng họ sinh được đứa con trai bụ bẫm. Thế nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Lên hai, đứa bè ấy tự nhiên tay chân co quắp, teo dần, teo dần. Gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh vẫn ngày một nghiêm trọng.
Nén nước mắt vào trong, vợ chồng ông Đình sinh thêm đứa thứ hai cũng là con trai. Đó là vào năm 1987, nhìn đứa con thứ hai khôi ngô, tuấn tú không khác gì anh nó ngày mới sinh mà vợ chồng ông lại thấy lo lo trong lòng. Lần này ông đặt tên cho con là Hà, cũng là để kỷ niệm một thời chiến đấu oanh liệt ở Đông Hà (Quảng Trị) của ông.
Nỗi lo của đôi vợ chồng ấy dần hiện hữu khi càng lớn Hà càng có biểu hiện giống anh của mình. Và rồi Hà cũng bị nhiễm chất độc đioxin từ nha như anh trai. Theo thời gian, đôi chân, đôi tay của Hà ngày càng teo lại. Mọi nỗ lực của gia đình cũng chỉ giúp Hà ngồi được xe lăn để đi lại. Trong sâu thẳm tâm ruột gan của vợ chồng ông Đình vẫn nuôi hi vọng một ngày nào đó có tiền lại đưa con đi chữa bệnh.
Hà dần lớn lên càng thấy tủi thân. Hà nghĩ tương lai mình coi như đã hết khi ngồi trên xe lăn, thân hình bị liệt nửa người, sống chỉ tổ khổ bố mẹ nên em đã nhiều lần tìm đến cái chết, nhưng may mắn là gia đình phát hiện kịp thời ngăn cản ý nghĩ đó của em.
Những khi trái gió trở trời là mỗi lần Hà phải chống chọi với cái “án tử hình” bởi những cơn co giật, đau buốt đến tận xương tủy. Cứ như thế Hà sống trong tuyệt vọng, khắc khoải và những chuỗi ngày dài phía trước đầy bóng tối.
Câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích
Sau một thời gian gom góp được ít tiền, ông Đình lại khăn gói đưa Hà ra bệnh viện Bạch Mai để chữa trị. Cũng trong lần điều trị này, Hà gặp nữ y tá xinh đẹp Đinh Thị Hòa, quê ở Mỹ Đức, Hà Nội. Hòa là sinh viên trường Cao đẳng Y Hà Đông đang thực tập ở bệnh viện Bạch Mai.
Trong thời gian tiêm, chuyền, chăm sóc cho Hà, cô sinh viên trường y có tấm lòng nhân ái rất hiểu hoàn cảnh bệnh tật, thông cảm và luôn động viên Hà vượt qua để sống.
Dù chỉ một thời gian ngắn được nói chuyện, tiếp xúc với nhau nhưng giữa chàng trai xứ Nghệ có khuôn mặt đẹp như diễn viên mang trong mình chất độc da cam và cô sinh viên trường Y đã có nảy sinh tình cảm đặc biệt. Hòa luôn dành một tình cảm chân thành cho Hà và anh cũng cảm nhận được điều đó.
Những cơn đau quằn quại lúc nửa đêm đã có bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp hay khi rút mũi kim tiêm, lúc chuyền thuốc và những lời động viên của cô y tá thôn quê mang một ít “lửa” đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí cho anh vượt qua tất cả.
Thế rồi, họ chia tay nhau trong quyến luyến, bịn rịn, họ hiểu và cảm thông cho nhau nhưng không nói được nên lời vì còn e ngại. Chàng trai mặc cảm vì số phận, còn cô gái phía trước còn bao nỗi lo chưa thành.
Hà trở về quê nhà vơi bao chất chứa trong lòng. Giữa hai người bắt đầu trao đổi thư từ qua lại, có lúc là nhưng cuộc điện thoại thâu đêm.
Thời gian tiếp theo, mỗi khi Hà ra Hà Nội điều trị là lại có bàn tay của Hòa cầm chắc sau xe lăn đưa anh đi dạo phố phường Hà Nội. Trong một lần như thế Hòa đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình dành cho Hà. Thế nhưng khi cô chủ động nói lời yêu lại bị Hà từ chối một cách phũ phàng, bởi chàng trai cũng vì quá yêu nữ y tá ấy nên không muốn mình là “của nợ” trong cuộc đời còn lại của cô. Và Hà chỉ mỉm cười im lặng đáp lại lời cầu hôn chân thành của Hòa.
Tâm sự với tôi, Hà bảo: “Lúc đó em cũng muốn nói với Hòa là em cũng yêu Hòa vô cùng nhưng không sao nói nên lời. Em biết Hòa thương em thật lòng nhưng em không thể, không muốn mình là gánh nặng cho Hòa cũng như việc chắc chắn gia đình Hòa sẽ gây khó dễ cho cô ấy”.
Thế nhưng, sức mạnh tình yêu thì không ai có thể ngờ được. Sau khi tốt nghiệp ra trường, Hòa lén lút khăn gói vào tận Nghệ An để gặp người yêu. Hai người gặp nhau mừng mừng, tủi tủi rồi họ ôm nhau khóc như một đứa trẻ.
Khi biết được ý định của Hòa vào xin gia đình cho cưới Hà làm vợ thì cả bên gia đình Hòa và Hà ai cũng phản đối kịch liệt. Với gia đình Hòa thì họ không muốn con mình phải sống cuộc đời khổ cực khi gắn đời mình với một người ngồi trên xe lăn.
Con gia đình Hà thì vì thương Hòa nên cũng ra sức ngăn cản. “Lẽ ra khi nghe được tin này vợ chồng tui phải vui mừng mới đúng. Bởi hai thân già mong mỏi trước khi nhắm mắt cũng muốn có một người chăm sóc cho đứa con tội nghiệp. Thế nhưng không đành, chuyện hạnh phúc trăm năm là của cả một đời người”, ông Đình nghẹn ngào.
Cứ tưởng Hòa sẽ từ bỏ ý định lấy Hà, nhưng cô đã kiên quyết thề độc: Nếu không cho con lấy anh Hà thì con sẽ chết, không lấy ai nữa. Hoảng sợ, vợ chồng ông Đình phải chuẩn bị trầu cau ra dạm hỏi nhà gái. Phải đi đến lần thứ 3 gia đình họ gái mới chấp nhận. Lần này ngoài cau trầu ăn hỏi thì còn có một lễ vật đặc biệt mang theo đó là bức thư của Hòa viết gửi cho gia đình.
Trong thư Hòa nói rằng nếu lần này mà gia đình từ chối thì Hòa sẽ ở trong này mãi mãi không quay về nữa. Thế là họ gái đành phải chấp nhận lễ ăn hỏi của họ nhà trai.
“Lúc đó em cũng nghĩ làm như thế thì bố mẹ em sẽ buồn lắm, nhưng thật sự em đã xác định rằng trong cuộc đời này em chỉ yêu Hà và lấy Hà làm chồng mà thôi, có lẽ cái duyên trời định đã gắn em với anh ấy nên không ai có thể tách rời được”, Hòa tâm sự với chúng tôi.
Mùa đông năm 2009, đám cưới của đôi bạn trẻ Hà – Hòa diễn ra trong niềm vui khôn xiết của gia đình, bàn bè, hàng xóm láng giềng. Người ta nói rằng đó là một đám cưới vui chưa từng thấy, độc nhất vô nhị lúc bấy giờ. Lễ cưới diễn ra gây xôn xao cả TP. Vinh, khách chật kín sân, họ hầu hết là “khách không mời mà đến”, vì tình cảm, vì sựu tò mò, cảm phục nên đến chia vui.
“Đợt đó ông Tô Hồng Hải - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ An, ông Trần Duy Ngoãn, Giám đốc Đài truyền hình Nghệ An cũng về chúc mừng và chung vui với hai đứa nó”, ông Đình khoe.
Trong tiệc cưới cô dâu hạnh phúc, xúng xính trong chiếc váy cưới nhẹ nhàng đẩy chiếc xe lăn đưa chú rể đi quanh bạn bè cùng nâng ly chúc tụng. Thế là chàng trai da cam xứ Nghệ và cô y tá Hà Thành nên duyên chồng vợ với nhau.
Câu chuyện tình từng gây rúng động xứ Nghệ mà chúng tôi muốn nói tới đó là giữa cô y tá Hà Thành Đinh Thị Hòa và chàng trai mang trong mình chất độc da cam đioxin Nguyễn Văn Hà ở xã Hưng Lộc, TP. Vinh, Nghệ An.
Đám cưới của đôi bạn trẻ này diễn ra vào mùa thu năm 2009 được xem là đám cưới độc nhất vô nhị ở thành Vinh khi có hàng ngàn người đón dâu và tới chúc mừng hạnh phúc hai bạn. Họ hầu hết là những vị khách “không mời mà đến”, vì cảm động trước chuyện tình “không tưởng” của hai người nên đến chia vui…
Mặc dù không được chứng kiến ngày vu quy của họ nhưng khi nghe kể lại khiến tôi cũng rơi nước mắt. Trong thâm tâm, tôi quyết tâm sẽ một lần đến thăm gia đình đôi vợ chồng ấy để nói một câu: chúc mừng.
Nỗi đau của di chứng chiến tranh
Trong tiết trời se se lạnh của đầu Đông, tôi lần theo tỉnh lộ 535 tìm về nhà ông Nguyễn Văn Đình ở xã Hưng Lộc, TP. Vinh nơi đôi bạn trẻ Hà – Hòa đang sinh sống.
Mặc dù nhà ông Đình nằm sâu trong xóm nhỏ, cách đường lớn cả mấy cây số nhưng tôi không mất nhiều thời gian để tìm đến đúng địa chỉ. “Bác ơi, chú ơi cho cháu hỏi đường về nhà ông Đình có con trai là Hà bị chất độc da cam ở đâu nhỉ?", "Chú đến đó làm gì vậy, thằng Hà thì ở khu này ai mà chả biết, cái ngày đám cưới nó cả TP. Vinh này đến chúc mừng đấy. Để tôi dẫn chú vào tận nơi".
Căn nhà ngói ba gian hướng mặt ra cánh đồng lúa mênh mông hiện ra trước mặt tôi. “Đấy nhà ông Đình đấy, chú vào đi, gia đình họ tuy còn vất vả nhưng sống hạnh phúc lắm. Ông Đình tốt phúc thật, có cô con dâu mà nhà nào cũng muốn được như thế”, bác dẫn đường cho tôi nói thế rồi quay trở lại quán sửa xe của mình.
Từ từ dắt xe vào ngõ, tôi được một người đàn ông đầu hói, mái tóc hoa râm ra đon đả mời vào nhà. Ông là Nguyễn Văn Đình, bố của Hà.
Bên ấm nước chè xanh vừa nấu tỏa hơi thơm lừng, tôi được ông Đình kể cho nghe một thời oanh liệt ông từng trải qua.
Năm 1968, cũng như bao thanh niên khác, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại chiến trường Bình – Trị - Thiên khói lửa, đường 9 Nam Lào.
Hòa bình lập lại, người lính trẻ Nguyễn Văn Đình trở về quê hương lập nghiệp và xây dựng gia đình. Hai năm sau ngày cưới, hai vợ chồng họ sinh được đứa con trai bụ bẫm. Thế nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Lên hai, đứa bè ấy tự nhiên tay chân co quắp, teo dần, teo dần. Gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh vẫn ngày một nghiêm trọng.
Nén nước mắt vào trong, vợ chồng ông Đình sinh thêm đứa thứ hai cũng là con trai. Đó là vào năm 1987, nhìn đứa con thứ hai khôi ngô, tuấn tú không khác gì anh nó ngày mới sinh mà vợ chồng ông lại thấy lo lo trong lòng. Lần này ông đặt tên cho con là Hà, cũng là để kỷ niệm một thời chiến đấu oanh liệt ở Đông Hà (Quảng Trị) của ông.
Nỗi lo của đôi vợ chồng ấy dần hiện hữu khi càng lớn Hà càng có biểu hiện giống anh của mình. Và rồi Hà cũng bị nhiễm chất độc đioxin từ nha như anh trai. Theo thời gian, đôi chân, đôi tay của Hà ngày càng teo lại. Mọi nỗ lực của gia đình cũng chỉ giúp Hà ngồi được xe lăn để đi lại. Trong sâu thẳm tâm ruột gan của vợ chồng ông Đình vẫn nuôi hi vọng một ngày nào đó có tiền lại đưa con đi chữa bệnh.
Hà dần lớn lên càng thấy tủi thân. Hà nghĩ tương lai mình coi như đã hết khi ngồi trên xe lăn, thân hình bị liệt nửa người, sống chỉ tổ khổ bố mẹ nên em đã nhiều lần tìm đến cái chết, nhưng may mắn là gia đình phát hiện kịp thời ngăn cản ý nghĩ đó của em.
Những khi trái gió trở trời là mỗi lần Hà phải chống chọi với cái “án tử hình” bởi những cơn co giật, đau buốt đến tận xương tủy. Cứ như thế Hà sống trong tuyệt vọng, khắc khoải và những chuỗi ngày dài phía trước đầy bóng tối.
Câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích
Sau một thời gian gom góp được ít tiền, ông Đình lại khăn gói đưa Hà ra bệnh viện Bạch Mai để chữa trị. Cũng trong lần điều trị này, Hà gặp nữ y tá xinh đẹp Đinh Thị Hòa, quê ở Mỹ Đức, Hà Nội. Hòa là sinh viên trường Cao đẳng Y Hà Đông đang thực tập ở bệnh viện Bạch Mai.
Trong thời gian tiêm, chuyền, chăm sóc cho Hà, cô sinh viên trường y có tấm lòng nhân ái rất hiểu hoàn cảnh bệnh tật, thông cảm và luôn động viên Hà vượt qua để sống.
Dù chỉ một thời gian ngắn được nói chuyện, tiếp xúc với nhau nhưng giữa chàng trai xứ Nghệ có khuôn mặt đẹp như diễn viên mang trong mình chất độc da cam và cô sinh viên trường Y đã có nảy sinh tình cảm đặc biệt. Hòa luôn dành một tình cảm chân thành cho Hà và anh cũng cảm nhận được điều đó.
Những cơn đau quằn quại lúc nửa đêm đã có bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp hay khi rút mũi kim tiêm, lúc chuyền thuốc và những lời động viên của cô y tá thôn quê mang một ít “lửa” đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí cho anh vượt qua tất cả.
Thế rồi, họ chia tay nhau trong quyến luyến, bịn rịn, họ hiểu và cảm thông cho nhau nhưng không nói được nên lời vì còn e ngại. Chàng trai mặc cảm vì số phận, còn cô gái phía trước còn bao nỗi lo chưa thành.
Hà trở về quê nhà vơi bao chất chứa trong lòng. Giữa hai người bắt đầu trao đổi thư từ qua lại, có lúc là nhưng cuộc điện thoại thâu đêm.
Thời gian tiếp theo, mỗi khi Hà ra Hà Nội điều trị là lại có bàn tay của Hòa cầm chắc sau xe lăn đưa anh đi dạo phố phường Hà Nội. Trong một lần như thế Hòa đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình dành cho Hà. Thế nhưng khi cô chủ động nói lời yêu lại bị Hà từ chối một cách phũ phàng, bởi chàng trai cũng vì quá yêu nữ y tá ấy nên không muốn mình là “của nợ” trong cuộc đời còn lại của cô. Và Hà chỉ mỉm cười im lặng đáp lại lời cầu hôn chân thành của Hòa.
Tâm sự với tôi, Hà bảo: “Lúc đó em cũng muốn nói với Hòa là em cũng yêu Hòa vô cùng nhưng không sao nói nên lời. Em biết Hòa thương em thật lòng nhưng em không thể, không muốn mình là gánh nặng cho Hòa cũng như việc chắc chắn gia đình Hòa sẽ gây khó dễ cho cô ấy”.
Thế nhưng, sức mạnh tình yêu thì không ai có thể ngờ được. Sau khi tốt nghiệp ra trường, Hòa lén lút khăn gói vào tận Nghệ An để gặp người yêu. Hai người gặp nhau mừng mừng, tủi tủi rồi họ ôm nhau khóc như một đứa trẻ.
Khi biết được ý định của Hòa vào xin gia đình cho cưới Hà làm vợ thì cả bên gia đình Hòa và Hà ai cũng phản đối kịch liệt. Với gia đình Hòa thì họ không muốn con mình phải sống cuộc đời khổ cực khi gắn đời mình với một người ngồi trên xe lăn.
Con gia đình Hà thì vì thương Hòa nên cũng ra sức ngăn cản. “Lẽ ra khi nghe được tin này vợ chồng tui phải vui mừng mới đúng. Bởi hai thân già mong mỏi trước khi nhắm mắt cũng muốn có một người chăm sóc cho đứa con tội nghiệp. Thế nhưng không đành, chuyện hạnh phúc trăm năm là của cả một đời người”, ông Đình nghẹn ngào.
Cứ tưởng Hòa sẽ từ bỏ ý định lấy Hà, nhưng cô đã kiên quyết thề độc: Nếu không cho con lấy anh Hà thì con sẽ chết, không lấy ai nữa. Hoảng sợ, vợ chồng ông Đình phải chuẩn bị trầu cau ra dạm hỏi nhà gái. Phải đi đến lần thứ 3 gia đình họ gái mới chấp nhận. Lần này ngoài cau trầu ăn hỏi thì còn có một lễ vật đặc biệt mang theo đó là bức thư của Hòa viết gửi cho gia đình.
Trong thư Hòa nói rằng nếu lần này mà gia đình từ chối thì Hòa sẽ ở trong này mãi mãi không quay về nữa. Thế là họ gái đành phải chấp nhận lễ ăn hỏi của họ nhà trai.
“Lúc đó em cũng nghĩ làm như thế thì bố mẹ em sẽ buồn lắm, nhưng thật sự em đã xác định rằng trong cuộc đời này em chỉ yêu Hà và lấy Hà làm chồng mà thôi, có lẽ cái duyên trời định đã gắn em với anh ấy nên không ai có thể tách rời được”, Hòa tâm sự với chúng tôi.
Mùa đông năm 2009, đám cưới của đôi bạn trẻ Hà – Hòa diễn ra trong niềm vui khôn xiết của gia đình, bàn bè, hàng xóm láng giềng. Người ta nói rằng đó là một đám cưới vui chưa từng thấy, độc nhất vô nhị lúc bấy giờ. Lễ cưới diễn ra gây xôn xao cả TP. Vinh, khách chật kín sân, họ hầu hết là “khách không mời mà đến”, vì tình cảm, vì sựu tò mò, cảm phục nên đến chia vui.
“Đợt đó ông Tô Hồng Hải - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ An, ông Trần Duy Ngoãn, Giám đốc Đài truyền hình Nghệ An cũng về chúc mừng và chung vui với hai đứa nó”, ông Đình khoe.
Trong tiệc cưới cô dâu hạnh phúc, xúng xính trong chiếc váy cưới nhẹ nhàng đẩy chiếc xe lăn đưa chú rể đi quanh bạn bè cùng nâng ly chúc tụng. Thế là chàng trai da cam xứ Nghệ và cô y tá Hà Thành nên duyên chồng vợ với nhau.
0 nhận xét:
Post a Comment